YÊU CẨU:
Khi hệ thống báo cháy tự động – báo cháy van khống chế đường ống dẫn nước được mở ra.
1/ Bơm bù áp mở.
2/ Bơm điện mở (khi bơm điện hoạt động – đường ống thiếu áp)
3/Bơm Điezen tự động đề hoạt động
Tủ điều khiển có nhiều cách phân loại có thể phân loại theo yếu tố khởi động đầy tải dòng điện hay khởi động giảm tải dòng điện điện áp. Theo kinh nghiệm của mình thì mình sẽ chia theo thành phần chức năng của bơm cứu hỏa trong hệ thống PCCC.Hệ thống bơm cứu hỏa thường gồm ba loại bơm có chức năng hoạt động gần như là liên hoàn với nhau.
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỪNG BƠM
01/ Tủ Điều Khiển Bơm Bù áp :
Đây là bơm có chức năng duy trì áp lực đường ống.Khi áp suất ngưỡng đặt dưới nó bơm bù khi đạt ngưỡng trên nó dừng hoạt động. Loại bơm này công suất thường nhỏ và luôn nhỏ hơn bơm chính. Có hai loại khởi động chính cho hệ thống này là sao/tam giác và khởi động trực tiếp (DOL). Việc chọn lựa hình thức khởi động nào tùy thuộc vào công suất của máy bơm. Nhưng thông thường thì là khởi động trực tiếp. Yêu cầu với tủ điều khiển máy bơm chữa cháy này là lưu ý đến áp suất đường ống, độ sụt áp đường ống. Áp suất hệ thống thường được thiết kế 8 bar đến 10 bar.
2/ Tủ Điêu khiển Bơm Điện (hoạt động chính):
Khi thực sự có cháy bơm này sẽ làm việc. Lúc này nhu cầu nước sẽ là nhiều nên công suất máy bơm loại này sẽ lớn hơn. Nên tủ điện điều khiển loại bơm này thường có chế độ khởi động sao/tam giác. Một lưu ý với loại này là những hệ thống bơm lớn có thể có kèm thêm bơm dự phòng. bơm mồi cho bơm chính. Cần thiết kế tủ điện điều khiển bơm cứu hỏa đảm bảo tính tuần tự khởi động của các máy bơm. Và lưu ý đến tính độc lập nguồn cấp cho máy bơm vì khi cháy sảy ra điện thường bị ngắt hoặc được ngắt.
3/ Tủ Điều Khiển Bơm Diesel :
Tùy tiêu chuẩn ( NFPA 20, BS, UL, FM, TCVN..) và vị trí, tính độc lập của hệ thống bơm PCCC mà hệ thống bơm chữa cháy có bơm diesel hay không. Với tiêu chuẩn NFPA thì yêu cầu có bơm diesel với tiêu chuẩn BS thì không. Bơm diesel thực chất là bơm được kéo bằng động cơ diesel. Với loại bơm này
yêu cầu điều khiển phức tạp hơn do có phần điều khiển động cơ diesel. Bản thân động cơ hiện đại thường có bộ điều tốc điện tử việc khởi động và điều tiết áp lực có thể điều khiển thông qua bộ điều khiển/điều tốc (tín hiệu analog/số).Với loại bơm này thì không cần phần mạch lực cấp nguồn cho máy bơm vì máy bơm chạy bằng diesel. tủ sẽ bao gồm phần điều khiển là chính. Lúc này nguồn nuôi sẽ là điện acquy. Vì theo nguyên tắc phòng cháy chữa cháy thường phải cắt điện trước, hoặc nguyên nhân cháy nổ do hệ thống điện gây ra dẫn đến hệ thống điện ngừng hoạt động. Một lưu ý khi thiết kế tủ điện điều khiển bơm diesel là động cơ dùng cho phòng cháy ít khi được hoạt động. Cần có chế độ chạy động cơ định kì(động cơ để quá lâu không dùng khó khởi động). Và tủ điện điều khiển máy bơm cứu hỏa diesel cần có sạc nguồn cho acquy vì acquy sẽ hết điện áp nếu không được sạc, hoặc điện yếu không đủ điện khởi động động cơ diesel .Tủ điều khiển máy bơm diesel đưa ra tín hiệu điều khiển động cơ theo chu kì như sau: khởi động động cơ lần một 10 đến 15s nếu không khởi động được thì phải dừng quá trình khởi động lại chờ trong 10s để acquy hồi điện. Nếu sau một số lần khởi động không được thì cần dừng máy và cảnh báo để kĩ thuật khắc phục tình trạng động cơ không khởi động được. Với loại động cơ có bảng điều khiển điện tử thì tủ điều khiển bơm chữa cháy không cần quy trình khởi động như trên mà bản thân bộ điều khiển sẽ tự khởi động theo lập trình của nhà sản xuất. Khi có bảng điều khiển điện tử . Tủ điện điều khiển bơm chỉ cần đưa ra tín hiệu chạy / dừng động cơ mà thôi.
MỘT SỐ LƯU Ý:
– Với hệ thống bơm cứu hảo ngành xăng dầu trong hệ thống còn có hệ thống tạo bot, trộn hóa chất… vì dập cháy xăng dầu không dùng nước được mà phải dùng dung dịch/dung môi hóa chất.
– Nên thiết kế tất cả trong một tủ điều khiển không nên tách rời thành 3 tủ điều khiển riêng vì chúng có tính liên hoàn với nhau.
-Không nên dùng các bộ khởi động hay điều khiển bằng điện tử. Các thiết bị này cho đến nay vẫn có thể sảy ra lỗi bất thường nhất là với hệ thống pccc tính dự phòng cao, rất ít khi hoạt động.